Biếng ăn là một vấn đề nan giải được nhiều mẹ Việt quan tâm bởi không phải mẹ nào cũng biết phải làm gì khi trẻ biếng ăn. Việc trẻ biếng ăn có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như tình trạng suy dinh dưỡng, trẻ chậm phát triển, dễ mắc các bệnh mãn tính, tư duy, trí tuệ kém phát triển hơn so với bạn bè cùng tuổi. Vậy mẹ cần làm gì trong giai đoạn trẻ biếng ăn?
Dấu hiệu nhận biết bé biếng ăn?
Có dấu hiệu nào giúp mẹ nhận biết tình trạng biếng ăn ở trẻ nhỏ hay không?
– Đối với các bé từ 0-6 tháng tuổi: Lượng bú dưới 500ml/ngày và bé có dấu hiệu của việc bú không đủ lượng sữa (ngủ không đủ giấc, ăn vặt, ngủ vặt, quấy khóc, nước tiểu có màu vàng…).
– Đối với các bé từ 6 – 12 tháng tuổi: Khi mà lượng bú của bé chỉ là 450ml/ngày và bé có dấu hiệu không bú đủ lượng sữa (ngủ không đủ , ăn vặt ngủ vặt, nước tiểu có màu vàng…). Ngoài ra, bé sẽ chán ăn dặm, cứ hễ thấy đồ ăn là bé sẽ khóc đòi ra, ném vứt đồ ăn đi khiến cho các bữa ăn của bé có thể kéo dài đến hàng tiếng đồng hồ. Bé chỉ thích nhè đồ ăn hơn là việc nuốt đồ ăn.
– Đối với các bé từ 1 tuổi trở lên: Bé thích bú sữa hơn là việc ăn dặm, các bữa ăn của bé kéo dài và bé không ăn hoặc ăn ít hơn 3/4 lần so với lượng ăn gợi ý trong ngày. Bé có các dấu hiệu như ăn không đủ so với nhu cầu, bé được chuẩn đoán là thiếu vi chất dinh dưỡng hoặc suy dinh dưỡng, bé gặp nhiều liên quan về đến sự phát triển về thể chất trí não được chuẩn đón là do chế độ dinh dưỡng kém và thiếu hụt. Bé không có tinh thần ăn uống và bé chỉ ăn khi có điện thoại, có ipad, có tivi hay khi được cho đi ăn rong, phải dỗ dành thì bé mới chịu ăn, bé không biết nhai ….
Nguyên nhân khiến bé biến ăn là gì?
Có khá nhiều nguyên nhân có thể khiến bé biếng ăn. Cụ thể như:
1. Bé biếng ăn do sinh lý
Bé biến ăn sinh lý thường sẽ rơi vào giai đoạn tuần khủng hoảng wonder week, khi bé từ 0-18 tháng trải qua 10 kì phát triển vượt bật vào tuần 4 – 8 – 12 – 19 – 26 – 37 – 46 – 55 – 64 – 74. Sau đó cứ 6 tháng 1 lần bé rơi vào tuần khủng hoảng do phát triển trí nảo và tinh thần (khủng hoảng lên 2-3), tương ứng với sự phát triển của bé là việc bé bị biếng ăn sinh lý. Do cơ thể tập trung vào việc luyện tập các kĩ năng là tạm thời quên đi nhu cầu năng lượng .
2. Do bệnh lý
– Bé bị ốm/bệnh: Cơ chế cơ thể của con người khi bị ốm đó làm tạm thời giảm thiểu các chức năng nạp năng lượng để tập trung chiến đấu với virus, vi khuẩn. Ngoài ra khi bị ốm, cơ thể bé sẽ không hoạt động nhiều như trước sẽ dẫn đến tình trạng bé ít tiêu hao băng lượng hơn. Bởi vậy mà nhu cầu về năng lượng của cơ thể bé cũng theo đó mà giảm đi.
– Bé bị bệnh lý đường tiêu hoá: Trương hợp bé bị tiêu chảy do tổn thương niêm mạc ruột, đây là nơi sản xuất các men tiêu hoá và hấp thu thức ăn. Khi bị tổn thương, lượng men tiêu hoá sẽ giảm đi dẫn tới khả năng hấp thu thức ăn củng giảm, bé dễ đầy bụng. Mặt khác, bé bị tiêu chảy kéo dài có thể khiến cơ thể bị thiếu các vi chất dinh dưỡng như: kẽm, sắt , folic,…. Đây cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng biến ăn thường gặp ở trẻ nhỏ.
– Bé mọc răng : Bé mọc răng, bị đau lợi cũng là nguyên nhân khiến bé không còn hứng thú với việc ăn uống.
– Không có nếp sinh hoạt hợp lý: Việc không xây dựng một thời gian biểu cho việc ăn uống khiến bé ăn uống linh tinh mà không có giờ giấc cố định, bé ăn nhiều bữa mỗi ngày, bé bú nhiều cữ trong 1 đêm cũng là nguyên nhân khiến bé không cảm thấy đói, không có nhu cầu bổ sung năng lượng cho cơ thể.
– Biếng ăn do tâm lý: Ông bà ta ngày xưa thường có thói quen nếu bé không ăn thì bế rong cho bé ăn, nếu bế rong mà bé không ăn thì ép cho bé ăn, ép bé không ăn thì quát, mắng…ép bé ăn bằng được. Những hành động này khiến bữa ăn trở thành nỗi kinh hoàng đối với bé. Nếu bé bước vào giai đoạn biếng ăn mà mẹ không xác định được nguyên nhân khiến bé biếng ăn mà ép bé ăn sẽ chuyển thành chứng biếng ăn tâm lý.
– Do tâm lý của Ba Mẹ: Nhiều ba mẹ vì sợ con đói nên cho con ăn nhiều hơn so với nhu cầu của con để con được tăng cân tốt. Nhưng mẹ có biết điều đó có thể khiến con rơi vào tình trạng béo phì, thừa cân. Đây là nguyên nhân khiến cơ thể dễ mắc các bệnh về tim mạch, bệnh tiểu đường, khả năng vận động giảm…
3. Bé có ăn ít hơn bình thương không?
Nếu bé không bị biếng ăn thì bé sẽ ăn đảm bảo đủ nhu cầu về dinh dưỡng, về năng lượng của bản thân. Ba mẹ đừng kì vọng, đừng cố ép bé ăn nhiều để rồi lại thất vọng bởi mỗi bé sẽ có nhu cầu về dinh dưỡng là khác nhau. Có nhiều bé ăn ít hơn 1/2 hay 3/4 lượng thức ăn so với lượng thức ăn tiêu chuẩn cho bé theo độ tuổi được gợi ý. Tuy nhiên, nếu thấy bé có thai độ tích cực và không có dấu hiệu thiếu ăn, bé vẫn phát triển thể chất và trí não bình thường, kết quả kiểm tra sức khoẻ cho thất bé kkhoong bị thiếu chất hay một bệnh lý nào thì mẹ không phải lo nắng nhé.
4. Hệ quả của biến ăn là gì?
Biếng ăn ở trẻ nhỏ có thể dẫn tới một vài hệ quả như sau:
– Ảnh hưởng đến tính cách của bé sau này: Việc ép bé ăn trong một thời gian dài sẽ khiến các bé cảm thấy sợ hãi, bé cảm thấy sợ hãi mỗi khi đến giờ ăn, bé chống đối không muốn ăn. Đối với các bé từ nhỏ đã luôn bị quát mắng thì sau này lớn lên sẽ cảm thấy tự ti, thậm chí là ưa thích sử dụng bạo lực.
– Ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất, trí não: Nếu tình trạng biếng ăn ở trẻ nhỏ kéo dài sẽ khiến cơ thể bị thiếu chất dinh dưỡng > khiến bé chậm phát triển về thể chất và trí não, chức năng của hệ miễn dịch bị suy giảm, ảnh hưởng tới chức năng của hệ tiêu hoá, dẫn đến tình trạng thiếu máu, suy dinh dưỡng. Bé sẽ dễ cáu gắt, thiếu năng động….
– Tâm lý của ba mẹ đối với bé biếng ăn là bé ăn gì cũng được, ba mẹ sẽ làm mọi cách để bé ăn như bế bé đi rong, cho bé xem điện thoại, tivi…điều này phần nào làm bé mất tập trung trong ăn uống, ảnh hưởng tới khả năng tập trung của bé sau này chưa kể đến những tác hại đến sức khoẻ, sự phát triển của bé trong việc cho bé sử dụng điện thoại di động, các thiết bị công nghệ quá sớm.
5. Vậy có cách nào giúp bé tìm thấy niềm vui trong ăn uống không?
Trước khi tìm ra giải pháp, ba mẹ cần phải xác định được nguyên nhân khiến bé biến ăn như:
– Nếu nguyên nhân khiến bé biếng ăn là do liên quan đến sức khoẻ thì ba mẹ cần dưa bé đi khám tại bệnh viện lớn để được khám và điều trị kịp thời.
– Nếu bé biến ăn kéo dài thì nên đưa bé đi khám lâm sàng xét nghiệm các chỉ tiêu để bổ sung kịp các chất bị thiếu hỏi thật kĩ tình trạng của bé, nếu bé bị thiếu vi chất dinh dưỡng thì ở mức độ nào, có gì đang lo ngại liên quan tới sức khoẻ của bé không? nên bổ sung những gì cho bé?
– Điều chỉnh tâm lý người lớn: Điều chỉnh tâm lý của người lớn là bước quan trong nhất để giúp bé tìm thấy niềm vui trong ăn uống. Nếu người lớn không đủ tỉnh táo để nhận ra nguyên nhân thật sự của tình trạng trẻ biếng ăn. Đủ hiểu biết để hiểu rõ các thời kì phát triển của bé. Mẹ có đủ kiến thức về dinh dưỡng, đủ sự kiên trì để vượt qua giai đoạn của bé khó ăn, đủ dũng cảm để cho bé có cơ hội đói, đủ vững vàng để không bị rơi vào cái bẫy tâm lý “con nhà người ta” và tâm lý đám đông, đủ tôn trọng để lắng nghe nhu câu của con, đủ nhất quán và kiên quyết để dẫn đường cho con đi đúng.